Bọc da nội thất ô tô là dịch vụ đang rất được ưa chuộng hiện nay. Có rất nhiều loại chất liệu và mức giá khác nhau như da Simili, da công nghiệp PU, da Nappa, da thật, da bò. Cùng Accecar tìm hiểu chi tiết các loại da, vị trí bọc da cũng như bảng giá qua bài viết dưới đây.
1. Các loại da bọc ghế ô tô
Bọc ghế da ô tô là quá trình thay thế toàn bộ lớp da cũ bằng chất liệu da tốt nhất. Sau đây xin gửi đến các bạn top 5 loại da bọc ghế ô tô được nhiều người đánh giá cao hiện nay:
1.1. Da công nghiệp PU
Da công nghiệp Pu là loại da được sản xuất bằng cách trộn phần xơ bên dưới của da thật với chất kết dính và phụ gia để tạo thành tấm da. Sau đó được phủ lên một lớp nhựa PU dập nổi tạo hình trên bề mặt.
Da công nghiệp Pu có ưu điểm:
- da mịn mát
- mềm như da thật
- tính thẩm mỹ cao và không có mùi hôi
- chống thấm nước
- chống bụi bẩn
- dễ dàng vệ sinh.
Ngoài ra da PU có giá thành rẻ, nhiều mẫu mã và kiểu dáng đa dạng để khách hàng lựa chọn.
Tuy nhiên da công nghiệp PU có nhược điểm: Dễ bong tróc, dễ bắt lửa, nứt nẻ nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài.
1.2. Da thật
Da thật là loại da được lấy từ da thật của động vật hoang dã như cá sấu, trâu, bò dê…và được xử lý một cách tự nhiên. Loại da này có độ bền cao hơn so với da công nghiệp và càng sử dụng lâu thì càng mềm.
1.3. Da Simili
Simili là loại vật liệu được sản xuất từ tấm vải lót được dệt kim bằng sợi polyester, sau đó nhuộm lên từ 1-2 lớp nhựa PVC nhằm tạo sự kết dính giữa tấm vải và lớp nhựa. Tiếp theo tạo hình vân da và nhuộm màu lên tấm simili để giống với bề mặt da thật.
Da Simili có nhiều ưu điểm như:
- giá rẻ
- không thấm nước
- dễ dàng vệ sinh
- đồng thời có nhiều màu sắc và kiểu vân da để lựa chọn.
Tuy nhiên, bề mặt của Simili thường rất thô và cứng, dễ bạc màu, nứt nẻ, không thấm hút, có tuổi thọ thấp.
1.4. Da bò
Da bò trải qua quá trình xử lý gọi là thuộc da, để tạo thành phẩm nguyên miếng da và được phủ lớp sơn để tạo màu sắc, độ bóng.
Da bò có nhiều ưu điểm như:
- càng sử dụng lâu thì da càng mềm, bóng hơn
- hút hơi ẩm tốt
- thoáng khí
- không mùi
- dễ vệ sinh
- độ đàn hồi tốt, độ bền cao
- hoàn toàn không bắt lửa.
Tuy nhiên, giá thành cao, không đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã.
1.5. Da Nappa
Da Nappa là một loại da giả cao cấp, có cấu trúc gần giống với da thật, có độ mềm mịn cao hơn và ít lỗ chân chân hơn so với da thật.
Da Nappa có ưu điểm;
- có nhiều màu sắc
- không mùi
- an toàn
- dễ vệ sinh
- có độ bền cao.
- Đồng thời Nappa có tính thẩm mỹ cao và mang lại cảm giác thoải mái khi sử dụng.
Tuy nhiên, loại da này dễ bị hư hỏng khi tiếp xúc với nước và nếu không được vệ sinh đúng cách, có thể gây ra mùi hôi khó chịu.
Xem thêm: Có nên đổi màu nội thất ô tô không?
2. Vị trí bọc da cho nội thất xe hơi
2.1. Bọc áo ghế ô tô
Da là chất liệu phổ biến và được ưa chuộng để bọc lại toàn bộ ghế cho ô tô vì mềm mại, êm ái, đàn hồi tốt là những đặc tính nổi bật của chất liệu da.
Đặc biệt các bác tài có thể chọn màu bọc ghế da ô tô theo phong thủy để đem lại may mắn, thịnh vượng.
- Đối với chủ xe mệnh Kim có thể lựa chọn bọc ghế ô tô theo các màu như: vàng, trắng, nâu.
- Nếu chủ xe mệnh Mộc ưu tiên bọc ghế ô tô màu xanh lá cây, màu đen.
- Đối với chủ xe mệnh Thủy có thể lựa chọn bọc ghế ô tô của mình màu xanh, đen hoặc là màu vàng, trắng.
- Với những chủ xe mệnh Hỏa thì có thể tham khảo các màu ghế bọc da ô tô như: Hồng, cam, tím, đỏ hoặc màu xanh lá.
- Còn với chủ xe mệnh Thổ thì bọc da nội thất ô tô màu nâu.
Quý khách có thể bọc áo ghế cho các loại xe như Toyota, Kia Morning và nhiều dòng xe khác. Để đảm bảo chất lượng, các bác tài có thể tìm đến các xưởng may nệm ghế da ô tô uy tín.
2.2. Bọc vô lăng ô tô
Tương tự như ghế lái, vô lăng là vị trí mà người lái liên tục tiếp xúc trong quá trình lái xe. Vì vậy, nếu phải cầm nắm, xoay vô lăng trong thời gian dài sẽ khiến người lái bị đau hoặc tê tay. Việc bọc da cho vô lăng giúp loại bỏ cảm giác đau tay và tê bì tay.
Xem thêm: Kinh nghiệm lắp ốp nội thất ô tô, xe hơi và phân loại
2.3. Bọc da cánh cửa ô tô
Đối với các dòng xe hơi cao cấp, nhà sản xuất đã cân nhắc và lựa chọn chất liệu da để thiết kế cửa xe. Trong khi đó, đối với những dòng xe phổ thông thường chỉ sử dụng chất liệu nhựa giả da. Chính vì vậy, nhiều chủ xe phải đến các cửa hàng nội thất ô tô uy tín để được hỗ trợ bọc da.
Nhờ việc bọc da cánh cửa mà giúp tăng thêm nét sang trọng cho xe, đồng thời giảm đáng kể lượng bụi bẩn bám trên cánh cửa so với chất liệu nhựa.
2.4. Bọc da taplo ô tô
Đối với vị trí này, mục đích chính là để tăng thêm tính sang trọng cho xe. Đồng thời tạo sự hài hòa về màu sắc và chất liệu bên trong xe. Điều này, giúp nâng cao tính thẩm mỹ và giá trị cho chiếc xe.
2.5. Bọc trần da xe ô tô
Trần xe là vị trí cao nhất bên trong xe, thu hút các chất bay hơi và dễ lưu lại các mùi khó chịu. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, mùi hôi sẽ trở nên nặng nề hơn. Ngoài ra, tia nắng chiếu vào trần xe sẽ tăng sức nóng trong khoang xe.
Bọc thêm lớp trần da lộn hay da công nghiệp vừa là cách đổi màu nội thất ô tô vừa giúp hạn chế việc hấp thụ hơi nóng từ bên ngoài, đồng thời cách âm, giảm thiểu tiếng ồn trong quá trình di chuyển.
Xem thêm: Độ nội thất ô tô gồm những loại nào?
3. Bảng giá Bọc da nội thất ô tô
Tùy thuộc vào chất liệu da và kích cỡ xe ô tô 4 chỗ – 7 chỗ…..mà giá bọc nội thất ô tô khác nhau. Dưới đây là bảng giá bọc da ô tô chi tiết:
– Giá bọc da ghế ô tô: Chi phí dao động từ 5.5 triệu – 80 triệu, tùy thuộc vào chất liệu da, dòng xe, đời xe…
– Giá bọc trần ô tô: Chi phí dao động từ 500.000 đồng – 5.000.000 đồng, tùy loại da và tùy kích cỡ xe
– Giá bọc vô lăng ô tô: Chi phí dao động từ 250.000 đồng – 390.000đ tùy loại da
– Giá bọc Taplo ô tô: Chi phí dao động trong khoảng 2.500.000 – 5.500.000 đồng tùy vào chất liệu da, dòng xe, đời xe và các đặc điểm riêng của xe đó.
Việc bọc da nội thất ô tô không những giúp cải thiện tính thẩm mỹ mà còn tăng sự thoải mái cho người lái và tăng độ bền cho bộ phận nội thất. Hy vọng bảng giá bọc nội thất ô tô và phân loại da trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chọn lựa loại da phù hợp cho xe của mình.