Hướng dẫn cách lắp cảm biến áp suất lốp chi tiết từ A-Z

Cảm biến áp suất lốp là thiết bị quan trọng đảm bảo an toàn khi lái xe. Cách lắp cảm biến áp suất lốp đúng chuẩn không chỉ giúp xe vận hành ổn định mà còn tiết kiệm nhiên liệu, kéo dài tuổi thọ lốp. Nếu anh em chưa biết cách lắp đặt chính xác thì đừng bỏ qua hướng dẫn chi tiết của Accecar trong bài viết này nhé!

1. Cách lắp cảm biến áp suất lốp van ngoài

Nếu các anh đang sử dụng cảm biến áp suất lốp van ngoài, chỉ cần thực hiện các bước hướng dẫn lắp đặt chi tiết như sau:

1.1. Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị

Các anh cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và thiết bị cần thiết trước khi lắp cảm biến áp suất lốp van ngoài. Cụ thể như sau:

  • Cảm biến áp suất lốp van ngoài (TPMS)
  • Tua vít hoặc các công cụ tháo mở cần thiết (nếu cần)
  • Bộ dụng cụ tháo van lốp (nếu cần thay van)
  • Dụng cụ bơm lốp (để kiểm tra áp suất sau khi lắp).
Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị lắp cảm biến áp suất lốp
Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị lắp cảm biến áp suất lốp

1.2. Kiểm tra tình trạng lốp xe ô tô

Trước khi lắp cảm biến, anh em cần kiểm tra tình trạng bánh xe ô tô có bị xẹp hay không. Nếu trường hợp lốp bị xẹp thì các anh nên bơm lốp lên đúng áp suất tiêu chuẩn trước khi tiếp tục lắp đặt cảm biến.

1.3. Xoáy cảm biến TPMS vào van lốp

Các anh chỉ cần mở nắp van lốp, đặt cảm biến TPMS vào đầu van lốp rồi xoáy chặt đến khi chắc chắn là được. Nếu anh em nghe thấy một tiếng “cạch” là cảm biến đã được gắn hoàn chỉnh.

Các anh cần lưu ý không siết quá chặt để đảm bảo không làm hỏng cảm biến hoặc van lốp xe.

Xoáy cảm biến TPMS vào van lốp
Xoáy cảm biến TPMS vào van lốp

1.4. Kiểm tra hoạt động

Sau khi lắp đặt, anh em nên kiểm tra tình trạng hoạt động của cảm biến. Các anh có thể sử dụng một bộ kiểm tra TPMS. Hoặc kiểm tra bằng cách lái xe một đoạn ngắn để xem thông tin về áp suất lốp có hiển thị chính xác trên màn hình xe không.

Xem thêm: Top 9 cảm biến áp suất lốp xe ô tô chất lượng nhất hiện nay

2. Cách lắp cảm biến áp suất lốp van trong

Cách lắp cảm biến áp suất lốp van trong yêu cầu kỹ thuật cao hơn so với van ngoài vì các anh sẽ phải tháo lốp để lắp đặt cảm biến vào bên trong. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

2.1. Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị

Các anh cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và thiết bị cần thiết trước khi lắp cảm biến áp suất lốp van trong. Cụ thể như sau:

  • Cảm biến áp suất lốp van trong (TPMS)
  • Bơm lốp và đồng hồ đo áp suất
  • Cờ lê, tua vít, và các công cụ tháo mở lốp
  • Dụng cụ tháo và lắp van lốp (nếu cần)
  • Bình hơi (nếu cần bơm lại lốp sau khi lắp cảm biến).

2.2. Ra lốp

Để tháo lốp ra khỏi ra, các anh sẽ thực hiện theo các bước sau:

  • Sử dụng kích để nâng xe lên và tháo bánh xe ra khỏi trục.
  • Sử dụng cờ lê để mở các bu lông và tháo lốp khỏi bánh xe.

Trong trường hợp, anh em không tự tháo lốp được thì có thể sử dụng dịch vụ thay lốp hoặc sửa chữa xe chuyên nghiệp.

Anh em có thể sử dụng dịch vụ thay lốp hoặc sửa chữa xe chuyên nghiệp
Anh em có thể sử dụng dịch vụ thay lốp hoặc sửa chữa xe chuyên nghiệp

2.3. Thay van cũ bằng van cảm biến TPMS

Khi thay van cao su cũ bằng van của cảm biến áp suất lốp loại gắn trong, các anh sẽ cần cắt bỏ van cũ và thay thế bằng van mới để lắp cảm biến. Van của cảm biến áp suất lốp loại gắn trong có ký hiệu nhận dạng khi nhìn từ bên ngoài, dễ dàng phân biệt với các loại van lốp thông thường.

Thay van cũ bằng van cảm biến TPMS
Thay van cũ bằng van cảm biến TPMS

 

2.4. Vào lốp

Các anh sẽ thực hiện đặt lốp lên vành bánh xe, sử dụng xà beng để đẩy mép lốp vào vành sao cho lốp được cố định đúng vị trí.

Sau đó bơm hơi vào lốp cho đến khi áp suất đạt mức chuẩn. Cuối cùng là lắp mũ chụp van vào để bảo vệ van TPMS và ngăn bụi bẩn hoặc rỉ sét xâm nhập vào.

Hướng dẫn cách vào lốp xe ô tô
Hướng dẫn cách vào lốp xe ô tô

Xem thêm: Điểm danh 5 cảm biến áp suất lốp Vietmap tốt nhất hiện nay

2.5. Cân bằng động

Anh em sử dụng máy cân bằng động để kiểm tra sự đồng đều của bánh xe và lốp. Cân bằng động giúp đảm bảo bánh xe không bị rung lắc khi lái, cải thiện hiệu suất và kéo dài tuổi thọ của lốp.

Sau khi hoàn tất cân bằng động, lắp lại bánh xe vào trục xe. Siết chặt các bu lông bánh xe một cách chắc chắn để đảm bảo an toàn khi vận hành nhé!

3. Hướng dẫn cách sử dụng cảm biến áp suất lốp

Dưới đây là cách sử dụng cảm biến áp suất lốp (TPMS) để theo dõi và duy trì an toàn cho lốp xe:

3.1. Kiểm tra hệ thống cảm biến

Khi bật xe, màn hình hiển thị của xe sẽ tự động kiểm tra cảm biến TPMS. Nếu có vấn đề, các anh sẽ nhận được cảnh báo hoặc thông báo lỗi. Một số xe có đèn báo TPMS trên bảng điều khiển để cảnh báo về áp suất lốp không bình thường.

3.2. Theo dõi áp suất lốp

Hệ thống TPMS sẽ hiển thị thông tin về áp suất lốp trên màn hình của xe (hoặc trên đồng hồ điều khiển, nếu xe có hệ thống này). Nếu áp suất của bất kỳ lốp nào thấp hơn mức chuẩn, đèn cảnh báo sẽ sáng lên hoặc nhận được thông báo cụ thể trên màn hình.

Hướng dẫn cách sử dụng cảm biến áp suất lốp
Hướng dẫn cách sử dụng cảm biến áp suất lốp

3.3. Tắt cảnh báo TPMS

Sau khi đã sửa chữa hoặc bơm lốp đủ áp suất, hệ thống TPMS sẽ tự động tắt cảnh báo khi cảm biến nhận được tín hiệu áp suất chính xác. Nếu hệ thống không tắt cảnh báo mặc dù bạn đã sửa lỗi, các anh có thể cần phải reset lại TPMS.

Các bước reset hệ thống cảm biến áp suất lốp như sau:

  • Tra chìa khóa vào ổ và bật hệ thống điện của xe (nhưng không khởi động động cơ)
  • Ấn và giữ nút reset trong khoảng 3 giây cho đến khi đèn cảnh báo TPMS bắt đầu nhấp nháy.
  • Sau khi nhấn nút reset, cần lái xe trong khoảng 20-25 phút giúp hệ thống TPMS đo lại áp suất lốp và cập nhật thông tin chính xác.

4. Một số lỗi thường gặp của cảm biến áp suất lốp

Cảm biến áp suất lốp (TPMS) là một công nghệ hữu ích giúp theo dõi và duy trì áp suất lốp xe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, có thể gặp phải một số lỗi thường gặp khiến hệ thống không hoạt động chính xác.

4.1 Cảm biến báo đèn nhưng lốp vẫn căng

Nguyên nhân: Lỗi này có thể do cảm biến bị lỗi, bị hư hỏng, hoặc có vấn đề trong hệ thống kết nối.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra lại tất cả các lốp và đảm bảo rằng áp suất thực tế đã được đo đúng bằng đồng hồ đo áp suất
  • Nếu áp suất lốp đúng nhưng đèn vẫn sáng, có thể cần phải reset lại hệ thống TPMS (theo các bước đã hướng dẫn)
  • Nếu sau khi reset mà vấn đề vẫn tiếp diễn, có thể cảm biến bị hỏng và cần được thay thế.

4.2. Áp suất thực tế khác với thông số cảm biến

Nguyên nhân: Cảm biến có thể không đọc chính xác áp suất vì một số lý do như cảm biến bị lỗi, lỗi phần mềm hoặc sai sót trong quá trình lắp đặt. Hoặc do thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh khiến cho không khí trong lốp giãn nở, co lại khiến cảm biến đo thiếu chính xác.

Cách khắc phục:

  • Các anh đưa xe đến nơi có nhiệt độ thích hợp để trả lại cảm giác cho cảm biến có được thông số chính xác nhất
  • Đo lại áp suất bằng đồng hồ đo áp suất và so sánh với thông số trên màn hình xe
  • Nếu có sự chênh lệch lớn giữa áp suất thực tế và thông số cảm biến, kiểm tra lại cảm biến TPMS hoặc reset lại hệ thống.
Một số lỗi thường gặp của cảm biến áp suất lốp
Một số lỗi thường gặp của cảm biến áp suất lốp

4.3. Cảm biến hết pin

Nguyên nhân: Cảm biến TPMS sử dụng pin để hoạt động, và sau một thời gian dài sử dụng, pin có thể hết.

Cách khắc phục: Khi cảm biến hết pin, các anh sẽ nhận được cảnh báo từ hệ thống TPMS và đèn báo sẽ sáng. Trong trường hợp này, cần thay pin cho cảm biến (nếu có thể), hoặc thay mới toàn bộ cảm biến TPMS.

Mua ngay: Cảm biến áp suất lốp TPMS Van ngoài (Phiên bản tiếng Việt)

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách lắp cảm biến áp suất lốp van trong và van ngoài. Hy vọng với những review chi tiết này, anh em chăm sóc tốt “xế yêu” của mình, đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả. Nếu cần giải đáp mọi thắc mắc, anh em vui lòng liên hệ với Accecar để nhận hỗ trợ miễn phí nhé.