Bơm lốp xe ô tô đạt chuẩn là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho người lái. Lốp quá căng hay quá non đều gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm như giảm độ bám đường, tăng nguy cơ tai nạn, hao mòn lốp,… Vậy bơm bao nhiêu cân là đủ? Cùng Accecar tìm hiểu lợi ích khi bơm, các loại bơm lốp, hướng dẫn cách bơm chi tiết.
1. Tiêu chuẩn bơm lốp xe ô tô
Lốp xe ô tô bơm bao nhiêu cân đạt tiêu chuẩn? Áp suất lốp ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng và hiệu suất vận hành của xe. Dưới đây là mức áp suất tiêu chuẩn của một số dòng xe phổ biến hiện nay.
1.1. Bơm lốp xe ô tô Accent bao nhiêu kg?
Đối với dòng xe Hyundai Accent thì áp suất lốp tiêu chuẩn sẽ dao động từ 2.3 – 2.5 kg/cm² (hoặc 33 – 36 psi). Cụ thể như sau:
- Trường hợp xe chạy bình thường, không chở quá nhiều người hoặc hàng hóa thì tiêu chuẩn áp suất lốp sẽ là 2.3 kg/cm² (33psi).
- Trong trường hợp xe chở đủ tải hoặc đi đường dài thì tiêu chuẩn áp suất lốp là 2.5 kg/cm² để đảm bảo độ ổn định cho xe.

1.2. Bơm lốp xe ô tô Vios bao nhiêu kg?
Đối với dòng xe Toyota Vios, áp suất tiêu chuẩn sẽ dao động trong khoảng 2.2 – 2.4 kg/cm² (tương đương 32 – 35 psi). Cụ thể như sau:
- Trường hợp xe di chuyển bình thường, không chở nhiều hàng khóa thì lốp trước và lốp sau đều bơm 2.2 kg/cm² (32 psi).
- Trường hợp xe chở đủ tải ( 5 người hoặc nhiều hành lý) hay đi đường dài thì lốp trước bơm 2.2 – 2.3 kg/cm² (32 – 33 psi) còn lốp sau bơm 2.4 kg/cm² (35 psi) để đảm bảo ổn định khi xe chịu tải nặng hơn.

1.3. Lốp xe ô tô 5 chỗ bơm bao nhiêu cân?
Đối với các dòng xe ô tô 5 chỗ nói chung, áp suất lốp tiêu chuẩn thường dao động từ 2.2 – 2.5 kg/cm² (tương đương 32 – 36 psi), tùy thuộc vào hãng xe, kích thước lốp và điều kiện tải trọng.

1.4. Lốp xe ô tô con bơm bao nhiêu cân?
Đối với xe ô tô con (sedan, hatchback, crossover cỡ nhỏ) tương tự với ô tô 4 chỗ, áp suất lốp tiêu chuẩn thường dao động từ 2.2 – 2.3 kg/cm² (tương đương 32 – 33 psi).

Anh em có thể tham khảo bảng đo áp suất tiêu chuẩn lốp xe của một số dòng ô tô phổ biến dưới đây.
Dòng xe |
kg/cm² | Bar |
Kpa |
Kia Morning |
2.2 | 2.2 |
221 |
Toyota Innova |
2.3 | 2.3 |
228 |
Mazda CX-5 |
2.5 | 2.5 |
250 |
Kia Carens |
2.2 | 2.2 |
221 |
2. Lợi ích khi bơm hơi lốp xe ô tô đạt chuẩn
Bơm hơi lốp xe ô tô đạt chuẩn mang lại nhiều lợi ích quan trọng, hỗ trợ xe vận hành an toàn, tiết kiệm nhiên liệu và kéo dài tuổi thọ của lốp xe. Cụ thể như sau:
- Lốp đạt áp suất tiêu chuẩn giúp xe bám đường tốt hơn, hạn chế tình trạng trượt bánh. Đồng thời gian chế nguy cơ nổ lốp do áp suất quá cao hoặc quá thấp.
- Lốp bơm đúng áp suất giúp xe vận hành trơn tru, tối ưu mức tiêu hao nhiên liệu. Nếu lốp quá mềm sẽ làm tăng lực cản lăn, làm cho động cơ tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn.
- Áp suất lốp chuẩn giúp xe vận hành êm ái hơn, giảm xóc trên đường xấu. Hệ thống lái hoạt động chính xác hơn, giúp tài xế dễ dàng điều khiển xe.
- Lốp với áp suất chuẩn giúp hệ thống phanh hoạt động hiệu quả hơn. Khi phanh, xe sẽ dừng lại nhanh chóng và chính xác, giảm khoảng cách dừng xe, bảo vệ an toàn cho người lái và hành khách.
3. Các loại bơm lốp ô tô phổ biến
Bơm lốp xe ô tô loại nào tốt? Hiện nay trên thị trường có hai loại bơm lốp ô tô phổ biến: bơm cơ khí và bơm điện. Mỗi loại sở hữu những ưu điểm và nhược điểm riêng, đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.
3.1. Bơm lốp cơ khí
Bơm lốp cơ khí là loại bơm sử dụng lực đạp chân hoặc lực tay để tạo áp suất khi bơm vào lốp xe. Đây là công cụ bơm khá đơn giản, không phụ thuộc vào nguồn điện, có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên người dùng sẽ mất khá nhiều sức để có thể bơm lốp xe ô tô.

3.2. Bơm điện
Bơm lốp ô tô điện chạy bằng nguồn điện, giúp bơm nhanh và tiện lợi hơn, được chia thành hai loại bao gồm dùng nguồn sạc 12V trên ô tô và dùng nguồn từ bình ắc quy.
- Bơm dùng nguồn sạc 12V trên ô tô: Cắm vào tẩu sạc, dễ sử dụng, nhỏ gọn, phù hợp với xe du lịch cá nhân ví dụ như bơm Xiaomi 70mai. Tuy nhiên, bơm lốp tự động không dây công suất không quá mạnh và có thể gây hao điện ắc quy nếu xe không nổ máy.
- Bơm dùng nguồn từ bình ắc quy: Kết nối trực tiếp với bình ắc quy, có công suất cao, bơm nhanh và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần mở nắp capo để sử dụng và đòi hỏi thao tác cẩn thận khi kẹp điện.
Xem thêm: Top 9+ máy bơm lốp ô tô chính hãng, chất lượng nhất hiện nay
4. Hướng dẫn cách kiểm tra lốp xe ô tô non hơi
Kiểm tra lốp xe ô tô định kỳ thường thuyên không chỉ đảm bảo an toàn khi lái xe mà còn giúp tiết kiệm nhiên liệu và kéo dài tuổi thọ lốp. Dưới đây là một số cách đơn giản để anh em nhận biết tình trạng lốp xe bị non hơi.
4.1. Quan sát bằng mắt thường
Nếu lốp có dấu hiệu xẹp hoặc phồng bất thường so với bình thường, rất có thể áp suất lốp không đạt chuẩn. Khi nhìn ngang, các anh có thể thấy lốp bị lún xuống so với mặt đường, cho thấy lượng hơi bên trong không đủ.
Ngoài ra, nếu lốp bị mòn không đều hoặc xuất hiện vết nứt, đây cũng có thể là dấu hiệu của áp suất không phù hợp, gây ảnh hưởng đến độ bám đường và tuổi thọ của lốp.
4.2. Dùng tay ấn vào lốp
Anh em có thể sử dụng tay ấn vào thành lốp, nếu có cảm giác mềm hơn bình thường thì lốp đang bị thiếu hơi. Phương pháp này chỉ mang tính tương đối, nên kết hợp với những cách làm khác để có kết quả chính xác nhất.

4.3. Sử dụng đồng hồ đo
Để kiểm tra chính xác lượng hơi trong lốp, anh em có thể sử dụng đồng hồ đo áp suất lốp. Thiết bị này giúp xác định mức áp suất hiện tại của lốp, từ đó biết được lốp có bị non hơi hay không. Sau khi đo, so sánh kết quả với mức áp suất tiêu chuẩn do nhà sản xuất khuyến nghị ghi trên tem dán ở khung cửa xe.
4.4. Cảm nhận khi lái xe
Khi lốp xe bị non hơi, các anh có thể cảm nhận rõ ràng qua quá trình vận hành. Xe sẽ có cảm giác nặng hơn, khó đánh lái và thậm chí rung lắc bất thường khi di chuyển. Đặc biệt, khi phanh, xe có thể mất ổn định hoặc quãng đường phanh dài hơn so với bình thường, làm tăng nguy cơ mất an toàn.
5. Hướng dẫn cách đọc thông số khi bơm lốp ô tô
Thông tin về áp suất lốp tiêu chuẩn thường được ghi trên tem dán ở khung cửa xe, nắp bình xăng, hoặc sách hướng dẫn sử dụng xe. Để bơm lốp đúng tiêu chuẩn, các anh cần hiểu rõ các thông số áp suất lốp được quy định bởi nhà sản xuất. Dưới đây là cách đọc và kiểm tra thông số khi bơm lốp ví dụ với dãy ký hiệu P185/75R14 82S:
Ký hiệu |
Ý nghĩa |
P |
Lốp xe dùng cho xe chở khách (5 chỗ, 7 chỗ). Các ký hiệu khác như LT cho xe tải nhẹ, T cho lốp thay thế tạm thời. |
185 |
Chiều rộng của lốp, đo bằng milimet, tương ứng với mặt tiếp xúc của lốp với mặt đường. |
75 |
Tỷ lệ độ dày thành lốp so với chiều rộng lốp, cụ thể là thành lốp có độ dày bằng 75% chiều rộng lốp. |
R |
Cấu trúc Radial của lốp. Ngoài R, còn có các loại cấu trúc khác như B (Bias ply) hay D (Diagonal). |
14 |
Đường kính của lazang, tính bằng inch (14 inch trong ví dụ này). |
82S |
Số hiệu tải trọng và tốc độ tối đa của lốp. 82 thể hiện tải trọng tối đa lốp có thể chịu (xem bảng chỉ số tải trọng để biết chính xác), còn S là chỉ số tốc độ tối đa cho phép (tốc độ tối đa là 180 km/h). |
769 kPa (110psi) |
Áp suất lốp tiêu chuẩn. Tuy nhiên, áp suất thực tế có thể thay đổi tùy vào tải trọng thực tế của xe (bao gồm hành khách và hàng hóa), có thể điều chỉnh trong khoảng 10-15% so với áp suất tiêu chuẩn. |
6. Hướng dẫn cách bơm lốp ô tô đúng chuẩn
Bơm lốp xe ô tô đúng cách là yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn khi lái xe. Dưới đây là các bước hướng dẫn chi tiết cách bơm lốp xe đúng chuẩn:
6.1. Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Khi bơm lốp xe ô tô, anh em có thể sử dụng một số loại thiết bị sau để đảm bảo bơm đúng áp suất và an toàn:
- Bơm lốp cơ khí: Đây là loại bơm cơ khí sử dụng sức chân để tạo áp suất. Mặc dù bơm lốp chân đòi hỏi một chút sức lực, nhưng nó vẫn là một lựa chọn hiệu quả khi không có điện.
- Bơm lốp điện: Bơm lốp điện tiện dụng và nhanh chóng, có thể kết nối với nguồn điện trên xe (tẩu sạc 12V) hoặc bình ắc quy.
- Bơm lốp tại trạm xăng: Các trạm xăng thường có máy bơm lốp công cộng, anh em chỉ cần trả phí và sử dụng thiết bị để bơm lốp.
- Đồng hồ đo áp suất lốp: Đồng hồ đo áp suất giúp các anh kiểm tra mức độ hơi trong lốp và đảm bảo bơm đúng mức áp suất tiêu chuẩn.

6.2. Bước 2: Tháo nắp van lốp
Cách đơn giản nhất là sử dụng tay để tháo nắp van của từng lốp xe. Anh em chỉ cần xoay nắp van theo chiều ngược kim đồng hồ. Nếu van bị kẹt hoặc quá chặt thì nên sử dụng dụng cụ chuyên dụng như kìm hoặc bộ mở nắp van.
6.3. Bước 3: Kết nối bơm với van và bơm từ từ
Anh em kết nối bơm với van lốp xe và đảm bảo bơm được cắm chắc vào van, không xảy ra hiện tượng rò rỉ khí. Sau đó, hãy bắt đầu bơm hơi từ từ, không bơm quá nhanh để tránh làm tăng áp suất quá mức.
Trong quá trình bơm, cần phải để ý áp suất, nếu đạt mức tiêu chuẩn thì các anh có thể dừng lại, tháo đầu bơm và nắp van lại.
7. Những lưu ý khi bơm lốp xe ô tô
Một số lưu ý quan trọng giúp anh em chủ xe bơm lốp ô tô đúng cách và an toàn khi sử dụng xe:
- Kiểm tra áp suất lốp khi lốp nguội: Anh em nên kiểm tra áp suất lốp khi lốp xe nguội không di chuyển trong ít nhất 3 giờ. Trường hợp lốp nóng khiếp áp suất cao hơn bình thường, kết quả không chính xác.
- Bơm đúng mức tiêu chuẩn: Luôn tuân thủ mức áp suất tiêu chuẩn của nhà sản xuất ghi tên tem dán trên khung cửa xe hoặc sách hướng dẫn. Không bơm lốp quá căng hoặc quá non khiến nổ lốp, hao mòn lốp nhanh chóng.
- Kiểm tra định kỳ: Kiểm tra áp suất lốp ít nhất một lần/tháng và kiểm tra ngay khi cảm thấy có dấu hiệu vận hành bất thường như khó lái, rung lắc.
- Đóng van kín: Đảm bảo đóng nắp van kín để tránh bụi bẩn và nước xâm nhập, gây rò rỉ hơi.
- Sử dụng dụng cụ chính xác: Dùng đồng hồ đo áp suất để đảm bảo chính xác lượng hơi trong lốp, theo dõi áp suất trong suốt quá trình bơm.
- Trang bị bơm lốp cầm tay: Trong quá trình vận hành có thể gặp trường hợp xe non hơi bất chợt. Bởi vậy mà một chiếc bơm lốp cầm tay là công cụ hữu ích để các anh xử lý vấn đề nhanh chóng, dù ở bất cứ đâu.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bơm lốp xe ô tô bao gồm tiêu chuẩn áp suất, cách bơm và lưu ý khi bơm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp anh em có thêm kiến thức để chủ động bảo vệ “xế yêu” và đảm bảo an toàn cho bản thân trong quá trình sử dụng xe. Nếu cần giải đáp mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ với Accecar để nhận hỗ trợ miễn phí nhé.