Hệ thống cảnh báo áp suất lốp ô tô là một trong những giải pháp tối ưu nhất giúp người lái đảm bảo áp suất và nhiệt độ tiêu chuẩn của lốp xe. Từ đó phát hiện kịp thời những tình trạng hư hại lốp xe, hạn chế hao tốn nhiên liệu trong quá trình sử dụng xe. Cùng Accecar tìm hiểu cấu tạo chi tiết và nguyên lý hoạt động của hệ thống cảnh báo trong bài viết này nhé!
1. Hệ thống cảnh báo áp suất lốp là gì?
Hệ thống cảnh báo áp suất lốp (TPMS – Tire Pressure Monitoring System) là một công nghệ đặc biệt được trang bị trên ô tô nhằm giám sát áp suất không khí trong lốp xe. Khi phát hiện tình trạng áp suất lốp cưới 25% so với mức tiêu chuẩn thì hệ thống sẽ cảnh báo thông qua đèn báo trên bảng điều khiển hoặc tín hiệu âm thanh.
Hiện nay, phần lớn ký hiệu cảnh báo sẽ có màu vàng, tương tự hình móng ngựa và kèm theo dấu chấm than ở vị trí chính giữa. Trường hợp áp suất 1 trong 4 bánh xe không đạt chuẩn thì ký hiệu sẽ sáng đèn để cảnh báo người dùng.

2. Vai trò của cảnh báo áp suất lốp ô tô
Hệ thống cảnh báo áp suất lốp đóng vai trò quan trọng đảm bảo an toàn khi lái xe, tối ưu hiệu suất vận hành và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là những vai trò chính của hệ thống này:
- Đảm bảo an toàn khi lái xe: Cảnh báo khi lốp non hơi hoặc quá căng, giúp tài xế phát hiện sớm các vấn đề gây nguy hiểm như nổ lốp hoặc mất lái. Đồng thời làm giảm nguy cơ tai nạn do lốp xe hoạt động trong điều kiện không phù hợp.
- Tiết kiệm nhiên liệu: Lốp được bơm đúng áp suất giúp giảm lực cản lăn, từ đó xe vận hành hiệu quả hơn và tiêu hao ít nhiên liệu hơn.
- Kéo dài tuổi thọ lốp xe: Áp suất lốp ổn định giúp hạn chế mài mòn không đều, giảm nguy cơ hư hỏng sớm và tiết kiệm chi phí thay lốp.
- Cải thiện trải nghiệm lái xe: Xe chạy êm ái, ổn định và bám đường tốt hơn khi lốp có áp suất đúng tiêu chuẩn. Giúp anh em chủ xe an tâm hơn khi di chuyển trên đường dài hoặc ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Xem thêm: Áp suất lốp xe ô tô bao nhiêu kg là đủ? Cách kiểm tra
3. Phân loại hệ thống cảnh báo cảm biến áp suất lốp
Hệ thống cảnh báo áp suất lốp (TPMS) được chia thành hai loại chính: hệ thống trực tiếp (dTPMS) và hệ thống gián tiếp (iTPMS). Mỗi loại có nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm riêng.
3.1. Hệ thống trực tiếp – dTPMS
Hệ thống trực tiếp sử dụng cảm biến áp suất được gắn trực tiếp trên từng lốp xe để đo chính xác áp suất không khí bên trong lốp. Dữ liệu từ những cảm biến được truyền không dây về bộ điều khiển trung tâm và hiển thị thông tin lên màn hình hoặc bảng điều khiển xe.
Ưu điểm:
- Đo áp suất lốp chính xác, theo thời gian thực.
- Có thể đo nhiệt độ lốp, giúp phát hiện tình trạng quá nhiệt.
- Hoạt động độc lập, không bị ảnh hưởng bởi điều kiện vận hành của xe.
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn bởi cần lắp đặt cảm biến cho từng bánh xe.
- Cảm biến sử dụng pin, cần thay thế sau một thời gian sử dụng.
- Khi thay lốp hoặc đảo lốp, có thể cần cài đặt lại hệ thống.

Xem thêm: Top 9 cảm biến áp suất lốp xe ô tô chất lượng nhất hiện nay
3.2. Hệ thống gián tiếp – iTPMS
Hệ thống gián tiếp không sử dụng cảm biến áp suất mà dựa vào cảm biến tốc độ quay của bánh xe (tích hợp trong hệ thống ABS hoặc ESC) để phát hiện chênh lệch áp suất lốp. Khi lốp bị rò hơi, non hơi, đường kính lốp giảm khiến bánh xe quay nhanh hơn bình thường. Hệ thống sẽ phát hiện và hiển thị cảnh báo.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ hơn do không cần lắp cảm biến riêng.
- Không cần thay pin hoặc bảo trì cảm biến.
- Hoạt động ổn định, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết hoặc môi trường.
Nhược điểm:
- Không đo được áp suất cụ thể, chỉ phát hiện khi có sự chênh lệch lớn.
- Không phát hiện được khi tất cả các lốp đều bị non hơi cùng lúc.
- Cần hiệu chỉnh lại sau khi bơm lốp hoặc thay lốp.

3.3. So sánh 2 hệ thống cảnh báo
Để có cái nhìn tổng quát về cả 2 hệ thống cảnh báo, anh em chủ xe có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:
Tiêu chí | Hệ thống trực tiếp | Hệ thống gián tiếp |
Độ chính xác | Cao (đo áp suất thực tế) | Thấp (chỉ phát hiện chênh lệch) |
Cảm biến | Cần gắn trên từng lốp | Không cần cảm biến riêng |
Bảo trì | Cần thay pin, cài đặt lại khi thay lốp | Không cần bảo trì cảm biến |
Chi phí | Cao hơn | Rẻ hơn |
Tính năng bổ sung | Có thể đo được nhiệt độ lốp | Không đo được nhiệt độ |
4. Cấu tạo của cảm biến áp suất lốp ô tô
Hệ thống cảnh báo áp suất lốp (TPMS) bao gồm cảm biến áp suất lốp, bộ thu tín hiệu, màn hình hiển thị/đèn cảnh báo. Cụ thể như sau:
Thành phần | Chức năng |
Cảm biến áp suất lốp | Đo áp suất và nhiệt độ lốp, gửi tín hiệu đến bộ thu. |
Bộ thu tín hiệu (ECU) | Xử lý dữ liệu từ cảm biến và phát tín hiệu cảnh báo. |
Màn hình hiển thị/Đèn cảnh báo | Hiển thị thông tin áp suất lốp, cảnh báo tài xế khi phát hiện vấn đề. |
5. Nguyên lý hoạt động của cảnh báo cảm biến áp suất lốp
Dưới đây là nguyên lý hoạt động chính của hai hệ thống cảnh báo áp suất lốp phổ biến hiện nay.
5.1. Nguyên lý hoạt động hệ thống trực tiếp
Quy trình hoạt động của hệ thống cảnh báo trực tiếp:
- Cảm biến gắn trong hoặc ngoài lốp đo áp suất và nhiệt độ.
- Dữ liệu được truyền không dây đến bộ thu tín hiệu trung tâm (ECU).
- Sau đó ECU xử lý dữ liệu và xác định xem áp suất có nằm trong phạm vi an toàn không.
- Nếu áp suất quá thấp hoặc quá cao, hệ thống hiển thị cảnh báo trên màn hình hoặc bật đèn cảnh báo trên bảng điều khiển xe.

5.2. Nguyên lý hoạt động hệ thống gián tiếp
Quy trình hoạt động của hệ thống cảnh báo gián tiếp:
- Khi áp suất lốp giảm, đường kính bánh xe cũng giảm, khiến bánh quay nhanh hơn bình thường.
- Cảm biến tốc độ phát hiện sự chênh lệch này và gửi dữ liệu về ECU.
- Sau đó ECU so sánh tốc độ quay giữa các bánh xe để xác định lốp nào có vấn đề.
- Nếu phát hiện bất thường, hệ thống bật đèn cảnh báo trên bảng điều khiển xe.
6. Hướng dẫn kiểm tra áp suất lốp ô tô đúng chuẩn
Dưới đây là các bước kiểm tra áp suất lốp ô tô đúng chuẩn anh em tham khảo và có thể thực hiện ngay tại nhà.
- Bước 1: Tìm thông tin áp suất lốp tiêu chuẩn trên xe (thường dán ở cửa trước bên trái hoặc trong sách hướng dẫn).
- Bước 2: Tháo nắp van lốp.
- Bước 3: Gắn đồng hồ đo vào van để kiểm tra áp suất.
- Bước 4: Nếu thiếu hơi thì cần phải bơm thêm. Nếu thừa hơi, nhấn nhẹ để xả bớt. Hiện nay có nhiều dòng máy bơm lốp ô tô điện tử thông minh, có thể vừa bơm vừa đo áp suất lốp ô tô rất chính xác.
- Bước 5: Đậy lại nắp van.
- Bước 6: Lặp lại cho các bánh còn lại.
Tham khảo bảng áp suất lốp xe của một số dòng xe phổ biến dưới đây:
- Xe Honda Civic 7 chỗ
Size lốp |
Số hành khách | Áp suất lốp trước |
Áp suất lốp sau |
215/50 R17 91V |
1-5 ~160km/h | 220 KPa
2.2 Bar 32 PSI |
220 KPa
2.2 Bar 32 PSI |
215/50 R17 91V |
1-5 160km/h | 240 KPa
2.2 Bar 35 PSI |
230 KPa 2.4 Bar 33 PSI |
215/50 R17 91V | Kéo | 220 KPa
2.2 Bar 32 PSI |
270 KPa 2.7 Bar 39 PSI |
- Xe Ford Everest 7 chỗ
|
Áp suất lốp trước |
Áp suất lốp trước |
Size lốp |
265/60R18 110T | 265/60R18 110T |
Số hành khách |
1 – 3 |
4 – 7 |
ECO | 2.4 Bar
35 PSI 240 KPa |
2.4 Bar 35 PSI 240 KPa |
- Xe Kia Seltos 5 chỗ
Size lốp |
Áp suất lốp trước | Áp suất lốp sau |
Lốp dự phòng T155/70D17 110M |
205/55R16 91V |
35 PSI
240 KPa 2.4 Bar |
35 PSI
240 KPa 2.4 Bar |
61 PSI 420 KPA 4.2 Bar |
- Xe Hyundai Santa Fe 7 chỗ
Size lốp |
Tải | Áp suất lốp trước |
Áp suất lốp sau |
235/65R17 104H 235/55R19 101V 235/60R18 107V |
Normal | 240 KPa
35 PSI 2.4 Bar |
240 KPa 35 PSI 2.4 Bar |
235/65R17 104H 235/55R19 101V 235/60R18 107V |
Max | 240 KPa
35 PSI 2.4 Bar |
240 KPa 35 PSI 2.4 Bar |
T165/90R17 116M |
Normal | 420 KPa
60 PSI 4.2 Bar |
420 KPa 60 PSI 4.2 Bar |
T165/90R17 116M |
Max | 420 KPa
60 PSI 4.2 Bar |
420 KPa 60 PSI 4.2 Bar |
7. Lưu ý khi đèn cảnh báo phát sáng
Khi đang lái xe, nếu đèn cảnh báo áp suất lốp sáng, nghĩa là ít nhất một lốp đang bị non hơi. Anh em nên dừng xe ở nơi an toàn và kiểm tra áp suất tất cả các lốp bằng dụng cụ đo. Sau đó xác định nguyên nhân rò rỉ và bơm lốp đạt mức tiêu chuẩn. Nếu không tìm được nguyên nhân hoặc không có dụng cụ bơm hơi, hãy lái xe chậm đến tiệm sửa lốp gần nhất để kiểm tra và khắc phục.
Nếu đèn TPMS nhấp nháy 60-90 giây khi khởi động rồi sáng liên tục, có thể hệ thống cảm biến đang gặp lỗi. Anh em nên đưa xe đến gara uy tín để kiểm tra. Hãy kiểm tra áp suất lốp thường xuyên, đặc biệt trước những chuyến đi xa hoặc khi chở nhiều người và hành lý.
Trên đây là những thông tin chi tiết về hệ thống cảnh báo áp suất lốp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp anh em hiểu rõ hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống này. Nếu cần giải đáp mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ với Accecar để nhận hỗ trợ miễn phí nhé.