Lốp xe ô tô chính là bộ phận quan trọng nhất để đảm bảo sự an toàn cho xe ô tô, giúp giảm sốc và giữ cho xe cân bằng khi di chuyển. Vậy cấu tạo lốp xe ô tô và chức năng của nó như thế nào? Lốp xe ô tô có săm không? Để tìm hiểu về thông tin chi tiết, các bác tài hãy tham khảo bài viết dưới đây của Acce
1. Cấu tạo lốp xe ô tô
Bao gồm những thành phần chính sau đây: Gai lốp, hông lốp, tanh lốp, lớp bố nylon, lớp bố thép, lớp bố (vỏ) và lớp lót trong.
– Gai lốp (Hoa lốp):
Là một phần quan trọng của lớp mặt đường của lốp xe ô tô. Giúp xe bám đường ở những điều kiện và địa hình khác nhau, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết xấu như mưa, đường trơn trượt…Gai lốp phải thiết kế đảm bảo chống mài mòn và chịu nhiệt độ cao, bởi vì đây là thành phần phải chịu đựng sức ma sát lớn trong quá trình xe vận hành.
– Hông lốp (Thành lốp): Là phần của lốp xe ô tô nằm ở bên ngoài và dễ nhận dạng, là nơi thể hiện các loại thông số lốp xe ô tô như kích thước, đường kính mâm xe, độ rộng, và chỉ số tải trọng, tốc độ. Hông lốp có nhiệm vụ bảo vệ lốp xe tránh khỏi các tác động va đập của đá, đất, cát trong quá trình xe ô tô di chuyển.
– Tanh lốp: Là chi tiết khá nhỏ nhưng rất quan trọng trong cấu tạo của lốp xe ô tô, giúp lốp ô tô được gắn vào vành xe chắc chắn và đảm bảo an toàn. Tanh lốp thường được làm bằng nhiều vật liệu chịu nhiệt, chịu lực khác nhau như nhôm, thép, hợp kim.
– Lớp bố nylon: Thường được làm bằng sợi nylon chất lượng cao, được đặt giữa lớp đệm cao su và lớp vỏ. Lớp bố nylon được thiết kế để hỗ trợ và bảo vệ lớp đệm cao su, giúp chống thấm và chống mài mòn lốp xe, giúp tăng độ bền và tuổi thọ của lốp xe.
– Lớp bố thép: Được chế tạo từ thép dạng sợi mảnh và dệt bên trong lớp đệm cao su. Đây là thành phần tạo nên sức bền cho lốp xe, giúp lốp chịu được áp lực và tải trọng lớn khi di chuyển trên đường. So với lớp bố nylon có độ bền, độ cứng cao hơn, tuy nhiên cũng có giá thành đắt hơn. Lớp bố thép thường được sử dụng cho các loại lốp xe hơi cao cấp và xe tải.
– Lớp bố (vỏ): Thường nằm ở bên ngoài cùng của lốp, là phần hỗ trợ, tạo ổn định cho lốp xe và hạn chế lượng nhiên liệu tiêu hao. Đồng thời, giúp lốp xe có đủ độ uốn cong cần thiết. Lớp bố vỏ thường được làm bằng các loại vật liệu chịu lực, chịu mài mòn như nylon, polyester hoặc sợi thép.
– Lớp lót trong: Được làm bằng cao su chất lượng cao, hoàn toàn không thấm nước, chịu được áp suất lốp xe ô tô và nhiệt độ cao trong quá trình vận hành. Lớp này rất bền và giúp ngăn ngừa sự khuếch tán của không khí và độ ẩm, giúp bảo vệ lớp bố vỏ và lớp đệm cao su khỏi ảnh hưởng của môi trường bên ngoài.
Lốp xe ô tô là thành phần không thể thiếu trong quá trình vận hành của xe. Chức năng:
– Đỡ toàn bộ khối lượng xe
– Lốp tiếp xúc trực tiếp với mặt đường và là yếu tố quyết định trong việc điều khiển sự khởi hành, giảm tốc, tăng tốc, dừng và quay vòng của xe
– Lốp giảm sự va đập khi xe di chuyển trên mặt đường không bằng phẳng.
Xem thêm: Lốp xe đi bao nhiêu km thì thay? Cách kiểm tra đơn giản
2. Lốp xe ô tô có săm không?
Hiện nay, có 2 loại lốp ô tô gồm: Lốp không săm và lốp có săm. Vậy đặc điểm của mỗi loại lốp như thế nào?
2.1. Lốp không săm
Đây là loại lốp được thiết kế có khả năng tự giữ không khí mà không cần sự hỗ trợ của săm. Lốp không săm được tráng thêm lớp màng Halobutyl và Chlorobutyl bên trong mặt lốp để giữ cho không khí không thoát ra ngoài.
Ưu điểm:
- Không bị thủng
- Có thể chạy ở áp suất thấp
- Keo lỏng tự bịt lỗ thủng
- Lâu hết hơi
- Lốp không săm nhẹ hơn
- Hỗ trợ xe di chuyển ổn định, không bị ảnh hưởng bởi ma sát không cần thiết
Nhược điểm:
- Khó lắp ráp
- Khó sửa chữa
- Tốn nhiều chi phí
Xem thêm: So sánh giá 11 loại lốp xe ô tô tốt nhất thị trường hiện nay
2.2. Lốp có săm
Lốp có săm được cấu tạo từ hai thành phần chính đó là vỏ lốp ngoài và phần săm bên trong. Phần săm này sẽ có công dụng giữ khí cho lốp xe trong quá trình di chuyển.
Ưu điểm:
- Lốp có săm có giá thành thấp hơn nhiều so với loại lốp không săm.
- Nếu xảy ra sự cố, chúng có thể thay thế và sửa chữa nhanh chóng. Chi phí sửa chữa chúng khá thấp, không quá cao.
Nhược điểm của lốp có săm
- Lốp có săm có trọng lượng khá nặng và làm tăng mức tiêu thụ nhiên liệu của xe trong quá trình vận hành.
- Trong quá trình lái xe, người lái có thể dễ gặp phải những tình huống như bị thủng săm, nổ săm nếu đang chạy xe ở tốc độ cao hoặc cán phải đinh, các vật sắc nhọn.
- Độ an toàn của lốp có săm không được đánh giá cao, chỉ ở mức trung bình.
Hiện nay, lốp ô tô không săm được đánh giá vận hành tốt hơn so với lốp ô tô có sắm. Trên trị trường hiện nay, hầu hết các loại lốp xe ô tô được sản xuất đều không có săm.
Xem thêm:Cách thay lốp xe ô tô đơn giản và những lưu ý khi tự tháo lắp
Hi vọng qua bài viết trên đây, có thể giúp các bạn phần nào hiểu hơn về cấu tạo lốp xe ô tô cũng như chức năng của nó. Ngoài ra, các bác tài hãy thường xuyên bảo dưỡng lốp xe, bao gồm kiểm tra áp suất lốp, tuổi lốp, độ mòn của lốp, đảo lốp, kiểm tra van lốp xe, trục bánh xe …để đảm bảo an toàn cho người lái và hành khách trên mọi hành trình.