Trong quá trình lái xe ô tô khó tránh gặp phải những tình huống bất ngờ như xịt lốp, nổ lốp,… Điều này đòi hỏi các bác tài phải nắm rõ cách thay lốp xe ô tô đúng cách để đảm bảo an toàn khi di chuyển.
Cách thay lốp xe ô tô: cách tháo, quy trình, nguyên tắc như thế nào? Nguyên nhân nổ lốp xe ô tô và cách kiểm tra đơn giản. Cùng Accecar tìm hiểu ngay.
1. Cách thay lốp xe ô tô đơn giản.
Tự thay lốp xe ô tô dự phòng là kỹ năng quan trọng và cần thiết mà các bác tài cần phải biết, bởi mức giá thay lốp ô tô khi gọi dịch vụ khá là đắt đỏ. Dưới đây là quy trình các bước chi tiết hướng dẫn đúng cách:
- Bước 1: Tìm nơi bằng phẳng, chắc chắn để thay lốp
- Bước 2: Dùng vật nặng chèn bánh trước khi thực hiện thay lốp để đảm bảo xe được cố định, không bị trượt
- Bước 3: Xác định vị trí và đặt kích nâng xe ô tô cho chuẩn xác. Các bạn đặt kích sao cho phải đảm bảo kích tiếp xúc trực tiếp với khung xe (phần kim loại) bởi nếu chệch ra ngoài thì có thể kích tiếp xúc với phần vỏ nhựa, dễ gây vỡ. Đồng thời, đảm bảo đặt kích sao cho vuông góc với mặt đất.
- Bước 4: Tháo lỏng ốc bằng tay công và vặn theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Các bạn chỉ cần làm ốc lỏng trước chứ không tháo rời hẳn ra. Cách tháo lốp xe ô tô chuẩn xác là tháo ốc lần lượt theo vị trí đối xứng nhau hoặc theo hình ngôi sao.
- Bước 5: Kích nâng xe. Bạn hãy quay tay của kích nâng xe theo chiều kim đồng hồ cho đến khi bánh xe cách mặt đất 2cm là được.
- Bước 6: Các bạn tháo hết các ốc ra rồi nhấc lốp hỏng ra ngoài. Chú ý để ốc gọn vào một chỗ để tránh tình trạng làm mất ốc.
- Bước 7: Lắp lốp ô tô dự phòng khớp vào đúng vị trí trên trục xe rồi dùng tay công lắp ốc lại đúng như ban đầu. Lưu ý, các bạn cần phải lắp ốc theo đúng trình tự đối xứng nhau và chưa cần phải siết quá chặt.
- Bước 8: Hạ bánh xe xuống mặt đất bằng cách quay tay quay của kích nâng theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
- Bước 9: Sau đó, các bạn dùng tay công để siết chặt ốc theo hướng kim đồng hồ. Chú ý, các bạn phải siết ốc theo vị trí đối xứng nhau nhé.
- Bước 10: Cuối cùng, các bạn tháo kích nâng xe bằng cách quay tay quay của kích theo hướng ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi nó được hạ hoàn toàn thì dừng lại, lấy kích ra và cất gọn đồ đạc lên xe là xong.
Tuy nhiên, nếu các bác tài không có đủ dụng cụ hoặc chưa tự tin nắm rõ quy định về thay lốp xe ô tô thì có thể gọi dịch vụ tư vấn để được đảm bảo. Trước khi thực hiện, bên dịch vụ tư vấn sẽ hỏi vị trí thay lốp xe ô tô ở đâu và báo giá khoảng bao nhiêu tiền cho các bạn biết trước. Đừng quên kiểm tra áp suất lốp xe ô tô ít nhất 1 tháng 1 lần để tăng tuổi thọ và bảo vệ an toàn khi đi xe.
2. Lưu ý khi thay lốp xe ô tô
Sau khi tìm hiểu về cách tự thay lốp xe ở bên trên, chắc chắn các bạn đã nắm rõ các bước để thay 1 lốp xe ô tô như thế nào rồi. Để quá trình được diễn ra an toàn và suôn sẻ, các bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Bật đèn cảnh báo của xe lên hoặc để biển báo nguy hiểm để cảnh báo cho các phương tiện khác di chuyển để họ giảm tốc độ và di chuyển an toàn.
- Khóa chặt của xe lại bởi có không ít trường hợp kẻ gian lợi dụng lúc tài xế đang tập trung thay lốp lấy cắp tài sản trong xe.
- Đặt kích nâng xe đúng vị trí, cách khung xe sau bánh khoảng 15 – 20cm.
- Gài phanh tay: Nếu xe của bạn là loại hộp số sàn có lẫy chuyển số sàn thì bạn nên cài phanh, về số một hoặc số lùi.
- Đặt lốp ở bên dưới gầm xe để đề phòng trường hợp kích nâng gặp vấn đề đột ngột khiến xe sập xuống.
- Áp dụng đúng nguyên tắc thay lốp xe ô tô là tháo ốc theo vị trí đối xứng hoặc theo hình ngôi sao.
Xem thêm: Cấu tạo lốp xe ô tô và chức năng? Lốp xe ô tô có săm không?
3. Nguyên nhân nổ lốp xe ô tô
Có rất nhiều nguyên nhân khiến xe ô tô bị nổ lốp trong quá trình di chuyển. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về những nguyên nhân này qua các thông tin bên dưới đây:
Lốp xe ô tô bị thiếu hơi
Việc này khiến cho vỏ lốp phải gánh thêm trọng lượng của xe nữa. Khi bị quá tải, lốp sẽ bị nổ và gây nguy hiểm cho phương tiện cùng người lái nếu không xử lý kịp thời. Vậy nên, trước khi lái xe, các bác tài nên kiểm tra lốp xe ô tô thường xuyên bằng thiết bị đo áp suất lốp khi đi ô tô. Nó giúp bạn có thể đo chính xác áp suất lốp bất cứ lúc nào.
Xe ô tô chở quá tải
Trở quá tải sẽ khiến cho lốp xe ô tô luôn hoạt động trong tình trạng giới hạn tải trọng cực đại. Điều này khiến cho lượng nhiệt sinh ra trong quá trình ma sát với mặt đường tăng cao, vỏ lốp quá sức chịu đựng, áp suất lốp tăng cao và bị phát nổ.
Để biết được trọng tải của lốp xe, hãy đọc các chỉ số lốp và biết ý nghĩa của nó qua bài viết sau: Cách đọc thông số lốp xe ô tô và ý nghĩa của các chỉ số
Rơi ổ gà
Ổ gà cũng là thứ khiến cho lốp xe ô tô phát nổ ngay lập tức, thậm chí còn có thể làm hỏng luôn cả bộ mâm xe. Nếu chạy xe ở vận tốc cao, sức ép từ mặt đường ở vị trí ổ gà lớn sẽ khiến cho lốp xe nổ, nứt mâm và nghiêm trọng hơn là gãy luôn giảm xóc.
Lốp xe ô tô quá cũ
Lốp xe cũ thường bị mòn đến điểm giới hạn nên khi vận hành ở tốc độ cao, các tác nhân như nhiệt độ, áp suất và sức chịu tải sẽ khiến lốp nổ. Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, các bác tài nên thay lốp cho xe ô tô sau 50.000 km và tùy thuộc vào chất lượng đường sá di chuyển.
Lốp xe quá cũ, bạn nên thay. Đừng để nó ảnh hưởng đến việc lái xe và gây mất an toàn.
Xem thêm: Lốp xe đi bao nhiêu km thì thay? Cách kiểm tra đơn giản
La-zăng hỏng
Mép la-zăng bị hư hại hoặc có khuyết tật cũng khiến cho lốp ô tô bị cào xước trong quá trình di chuyển. Các vết cào xước nhiều và sâu không chịu được áp suất khiến lốp xe bị nổ.
Như vậy, bài viết này chúng tôi đã mang đến những thông tin chi tiết về quy trình thay lốp xe ô tô đơn giản, những điều cần lưu ý khi tháo lắp lốp. Hy vọng bài viết giúp các bác tài xử lý được khi gặp phải trường hợp bị xì hơi, nổ lốp xe ô tô.