Nếu bộ tản nhiệt điều hòa ô tô không được làm sạch, nó có thể bị tắc, động cơ quá nóng và gây hỏng. Hãy cùng Accecar tìm hiểu cách vệ sinh dàn lạnh ô tô tại nhà. Trong đó có vệ sinh lưới tản nhiệt, xả nước làm mát ô tô, cách vệ sinh bằng phương pháp nội soi.
1. Cách vệ sinh dàn lạnh ô tô tại nhà
Tùy vào nhu cầu làm sạch, bạn có thể thực hiện 2 cách sau:
- Làm sạch lưới tản nhiệt: thực hiện khi bụi bẩn tích tụ trên lưới tản nhiệt. Nó bao gồm các bước như phun dung dịch, chải sạch bụi bẩn, rửa sạch
- Xả nước làm mát dàn lạnh: Thực hiện ít nhất sau mỗi 30.000 dặm hoặc theo khuyến nghị của mỗi ô tô. Bao gồm các bước như xả hết chất làm mát, xả bằng nước, nạp lại nước làm mát.
Để làm sạch toàn bộ bên tỏng xe hơi, hãy đọc bài viết về cách tự vệ sinh nội thất xe ô tô tại nhà của chúng tôi trước đó.
1.1. Vệ sinh lưới tản nhiệt
Chuẩn bị:
- Chất tẩy rửa bộ tản nhiệt: dùng loại chuyên dụng giúp làm sạch mà không gây hư hỏng. Dùng dấm hay thuốc tẩy có thể gây gỉ và ăn mòn.
- Nước sạch để pha loãng chất tẩy rửa
- Bình xịt: Xịt dung dịch chất tẩy pha loãng
- Bàn chải lông mềm: Lưới tản nhiệt cần được cọ rửa nhẹ nhàng.
- Tua vít đầu phẳng, kìm uốn
Cách thực hiện:
- Bước 1: Để bộ tản nhiệt nguội đi: Để đảm bảo an toàn, bước đầu tiên bạn nên làm mát nó. Hãy chắc chắn rằng nó mát khi chạm vào trước khi bắt đầu làm sạch các rãnh lưới.
- Bước 2: Pha loãng dung dịch làm sạch: Chất tẩy rửa sẽ phải được pha loãng trước, bạn có thể pha trong chậu hoặc thùng chứa. Tỷ lệ phụ thuộc vào chất tẩy rửa của bạn. Sau đó đổ dung dịch vào bình xịt.
- Bước 3: Làm sạch lưới tản nhiệt bằng dung dịch và bàn chải lông mềm: Xịt dung dịch tẩy rửa lên các cánh tản nhiệt. Sau đó, nhẹ nhàng chải sạch bụi bẩn và mảnh vụn tích tụ trong các cánh tản nhiệt bằng bàn chải lông mềm. Cẩn thận không làm cong các cánh tản nhiệt.
- Bước 4: Nếu một số cánh tản nhiệt bị cong, hãy nắn thẳng bằng tua vít đầu dẹt
- Bước 5: Rửa sạch lưới tản nhiệt bằng vòi nước ở áp lực thấp.
- Bước 6: Để lưới tản nhiệt khô.
1.2. Xả nước làm mát ô tô
Chuẩn bị:
- Xô đựng
- Dung dịch súc rửa bộ tản nhiệt
- Nước cất
- Chất làm mát
Cách thực hiện:
- Bước 1: Để động cơ hạ nhiệt: Động cơ phải được làm mát trước khi bạn xả nước bộ tản nhiệt để đảm bảo an toàn.
- Bước 2: Đặt một cái xô bên dưới bộ tản nhiệt: Đặt nó ngay bên dưới van khóa vòi hoặc nút xả của bộ tản nhiệt. Nó sẽ đựng các chất bẩn.
- Bước 3: Xả nước làm mát: Mở van khóa hoặc nút xả nước để chất làm mát thoát ra khỏi bộ tản nhiệt. Khi tất cả chất làm mát đã được xả hết, hãy đóng van khóa vòi hoặc nút xả.
- Bước 4: Pha loãng dung dịch súc rửa
- Bước 5: Đổ dung dịch súc rửa vào bộ tản nhiệt: Sau khi đã xả nước, hãy mở nắp bộ tản nhiệt và đổ dung dịch vào bộ tản nhiệt. Sau đó, để động cơ chạy với mức nhiệt cao. Để trong 10-15 phút. Nếu thấy động cơ nóng hơn bình thường, hãy tắt động cơ ngay lập tức để tránh hư hỏng.
- Bước 6: Xả dung dịch nước làm mát: Để động cơ nguội một lần nữa. Sau đó mở van khóa hoặc nút xả nước để dung dịch xả thoát ra khỏi bộ tản nhiệt.
- Bước 7: Đổ nước cất vào bộ tản nhiệt: Đóng lại van khóa vòi hoặc nút xả. Đổ nước cất vào bộ tản nhiệt. Sau đó, chạy động cơ một lần nữa với mức sưởi được đặt ở mức cao. Bước này cho phép nước xả vào bộ tản nhiệt trong khoảng 10 phút. Nếu động cơ quá nóng, hãy tắt ngay lập tức để tránh gây ra thiệt hại. Bạn có thể lặp lại quy trình để đảm bảo rằng tất cả các dung dịch tẩy rửa đã hết. Sau đó đóng van khóa hoặc nút xả lại.
- Bước 8: Đổ nước làm mát vào bộ tản nhiệt: Trước khi đổ đầy nước vào bộ tản nhiệt, hãy để động cơ nguội trước. Và bạn cũng nên pha loãng nước làm mát theo tỷ lệ 50/50 trước khi đổ vào.
- Bước 9: Theo dõi hệ thống làm mát: Theo dõi hệ thống làm mát sau khi đổ đầy chất làm mát để tránh quá nóng.Giả sử bạn nhận thấy rằng động cơ quá nóng. Trong trường hợp đó, bạn phải tắt nó ngay lập tức và xem điều gì đang làm cho nó nóng lên.
Nguyên nhân:
– Mức chất làm mát thấp trong bộ tản nhiệt. Cách khắc phục: bổ sung thêm chất làm mát vào hệ thống.
– Không khí có thể đã lọt vào bên trong hệ thống trong khi bạn thực hiện quy trình xả nước. Cách khắc phục: Sử dụng khí nén hoặc công cụ hút chân không để loại bỏ hết không khí.
2. Quy trình vệ sinh dàn lạnh ô tô nội soi
So với 2 cách truyền thống thì phương pháp vệ sinh nội soi sẽ có ưu điểm nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả. Phương pháp này cũng hay được thực hiện ở ngoài gara.
Các anh sẽ không cần tháo taplo, xả ga. Do đó, tránh được sai sót hay hư hỏng nếu tháo lắp sai.
Quy trình như sau:
- Bước 1: Tắt máy, mở cửa xe và lấy đồ trong xe ô tô ra
- Bước 2: Tháo lọc gió. Kiểm tra tình trạng lọc gió bụi bẩn có còn sử dụng được nữa không.
- Bước 3: Vệ sinh ống gió. Sử dụng hơi nước nóng bão hòa giúp luồn lách qua các lỗ thông hơi và lan tỏa vào hệ thống phân phối khí của hệ thống lạnh. Điều này giúp làm sạch, khử khuẩn hiệu quả.
- Bước 4: Tháo quạt dàn lạnh. Tháo vỏ máy, quạt dàn lạnh để kiểm tra hoặc sửa chữa/thay thế nếu bị hỏng
- Bước 5: Nội soi dàn lạnh ô tô. Dùng camera nội soi và quan sát cho tiết dàn lạnh. Bộ nội soi gồm màn hình, đầu quang => Bạn sẽ biết được vị trí nào còn bẩn, hư hỏng để vệ sinh.
- Bước 6: Vệ sinh. Xịt súng nước áp lực cao lên dàn lạnh. Ở quá trình này, bạn thực hiện phun ngắt quãng và liên tục để nước vào các cánh tản nhiệt. Các chất cặn bẩn sẽ được làm sạch và thoát ra ngoài theo đường ống xả.
- Bước 7: Xịt dung dịch vệ sinh dàn lạnh. Xịt dung dịch tẩy rửa lên dàn lạnh và ngâm khoảng 5 phút, sau đó xịt nước để đẩy dung dịch ra ngoài.
- Bước 8: Làm khô và lắp lại các chi tiết. Kiểm tra và nổ máy.
3. Vệ sinh dàn lạnh ô tô bao nhiêu tiền?
Thông thường, nếu tự vệ sinh tại nhà, bạn chỉ mất chi phí mua chất tẩy rửa dàn lạnh chuyên dụng. Chi phí mua dung dịch tẩy rửa dàn lạnh & nước làm mát khoảng 400.000, cùng với dụng cụ 100.000 nghìn. Khoảng 500.000 nghìn đồng.
Ra ngoài gara sữa chữa ô tô thực hiện theo phương pháp nội soi có thể mất chi phí từ 1.000.000 đồng.
4. Tại sao bạn nên vệ sinh dàn lạnh ô tô định kỳ?
Cũng giống như hệ thống điều hòa gia đình, dàn lạnh ô tô cũng cần được vệ sinh để:
- Lọc sạch bụi bẩn, bùn đất lâu ngày, tạo thông thoáng cho hệ thống làm mát. Hơi lạnh nhanh chóng được đưa vào khoang lái xe ngay khi bật công tắc khởi động.
- Khử mùi hôi mỗi khi bật hệ thống lạnh, ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp.
- Duy trì khả năng trao đổi nhiệt, đảm bảo nhiệt độ tiêu chuẩn và giảm tải cho máy nén.
- Giảm tiếng ồn khi sử dụng.
- Kéo dài tuổi thọ của hệ thống điều hòa không khí của xe hơi.
Câu hỏi: Thời gian bạn nên xả nước bộ tản nhiệt ?
Trả lời: Đa số, các xe cần làm 1-2 lần trong 1 năm hoặc đi được >30.000 dặm.
Câu hỏi: Có nên dùng baking soda để làm sạch dàn lạnh ô tô không?
Trả lời: Hầu hết các cánh, lưới tản nhiệt được làm từ nhôm và mặc dù có thể dùng baking soda trên vật liệu này. Tuy nhiên, baking soda có thể gây oxy hóa dễ đến ăn mòn. Vì vậy, bạn nên sử dụng loại dung dịch chuyên dụng.
Như vậy là Accecar đã hướng dẫn bạn cách vệ sinh dàn lạnh ô tô tại nhà và bằng phương pháp nội soi. Hãy xem quãng đường di chuyển của xe và bảo dưỡng hệ thống làm mát để mang đến trải nghiệm lái xe tuyệt vời nhất.